PHẦN V/ CHUYÊN ĐỀ LÃO HOÁ DA:
V.1. Da khô ráp, bong tróc, sần sùi
V.1.1. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài làm khô da nhưng tất cả đều làm cho da mất đi nước và độ ẩm cần thiết. Mức độ khô da phụ thuộc vào số lượng và cường độ tác động của các yếu tố này.
a/ Nguyên nhân bên ngoài:
- Các nguyên nhân bên ngoài gây khô da đều làm tổn thương đến hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da. Một khi hàng rào lipid bị phá vỡ, độ ẩm trên bề mặt da dễ dàng thoát ra ngoài và các chất giữ ẩm cũng dễ dàng bị mất đi. Khi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm, da không thể giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô hơn cho đến khi chúng được bổ sung, và khi hàng rào lipid được phục hồi.
- Nếu da khô không được cải thiện bằng kem dưỡng ẩm có chứa các nhân tố giữ ẩm, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và làm tổn thương mạng lưới cung cấp độ ẩm ở các lớp da sâu hơn bên dưới. Dòng chảy tự nhiên cung cấp độ ẩm đến các lớp tế bào da phía trên bị suy giảm dẫn đến da khô nghiêm trọng hơn.
- Các nguyên nhân chính bên ngoài là do các tác động môi trường và phương pháp chăm sóc da. Da mặt thường dễ bị các nhân tố gây khô da này tác động hơn các vùng khác trên cơ thể.
Yếu tố môi trường:
– Thời tiết khắc nghiệt – nóng, lạnh và độ ẩm trong không khí xuống quá thấp.
– Các thay đổi theo mùa – các triệu chứng khô da thường diễn biến và khô hơn vào mùa đông hoặc mùa hè.
– Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, và da dễ bị khô khi lão hóa.
Quá trình chăm sóc da:
Phương pháp chăm sóc da không đúng cách – quy trình và lựa chọn sản phẩm chăm sóc chưa phù hợp cho da khô dẫn đến tình trạng da ngày càng khô do độ ẩm xuống thấp, da mất nước và nguy cơ viêm, mụn, nám, tàn nhang, đồi mồi, đốm đen và lão hóa da sớm
Thuốc:
Một số loại thuốc điều trị bệnh lý có thể gây tác dụng phụ làm thay đổi sự cân bằng độ ẩm của làn da. Các loại thuốc kiểm soát huyết áp, như thuốc lợi tiểu, thường có tác dụng phụ này. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu bạn nghĩ một loại thuốc nào đó có thể là nhân tố gây khô da.
b/ Nguyên nhân bên trong:
Các yếu tố di truyền
Mỗi người có một bộ gen duy nhất quyết định các đặc điểm của làn da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid. Điều này có nghĩa là, với cùng điều kiện như nhau, những người khác nhau sẽ có độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da. Người có da sáng dễ bị khô da hơn người có làn da sẫm màu.
Sự thay đổi nội tiết tố
Khi lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ví dụ trong giai đoạn dậy thì, mang thai và khi mãn kinh, mức cân bằng độ ẩm trong da có thể bị ảnh hưởng theo. Trong thời kì mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể suy giảm và làm da khô hơn.
Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tuổi càng cao thì da càng dễ khô và da càng khô thì lại càng dễ dẫn đến sự hình thành các rãnh và nếp nhăn do khô da (khô da do lão hóa).
Lão hóa da sớm
Lão hóa da thường xảy ra do tuổi tác. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng quá mức và không có sự bảo vệ khỏi tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, dẫn đến hình thành các rãnh và nếp nhăn sớm. Chế độ ăn uống Da cần một lượng dưỡng chất, axit béo không bão hòa và vitamin nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường. Thiếu hụt bất kì thành phần nào cũng có thể dẫn đến khô da. Giải pháp cho làn da khô do lão hóa da sớm:
- Hạn chế tiếp xúc với không khí nóng – lạnh và khô ở bên ngoài, tránh tuyệt đối việc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Cần có phương pháp chăm sóc da toàn diện dành cho da mặt bị khô và rất khô. Các sản phẩm chăm sóc da cần bổ sung các nhân tố giữ độ ẩm thích hợp sử dụng cho da khô đến rất khô.
- Phải sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa da sớm.