PHẦN V.5/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA MỤN
V.5.1. Mụn là gì
Mụn là hiện tượng viêm lỗ chân lông, là một loại bệnh da liễu thường gặp trong Y học, do lỗ chân lông và tuyến nhờn bị tắc nghẽn gây ra. Phổ biến là mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cóc, mụn cơm… và nhiều loại mụn đặc biệt khác có thể hình thành do vi khuẩn như mụn cóc, mụn cám. Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì mụn chịu tác động của hai yếu tố chính là: Nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (Vi khuẩn P.ance)
- Bình thường vi khuẩn P.ance không gây hại cho da. Tuy nhiên khi da có quá nhiều chấn nhờn và lỗ chân lông bị bịt kín sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, nó gây ra viêm nhiễm và dẫn đến việc hình thành mụn mủ, nặng hơn là mụn bọc.
- Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhiều bã nhờn được tiết ra nên miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn. Dẫn đến việc hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà ở một số giai đoạn, khi lượng hormone bị xáo trộn cũng gây ra mụn như thời kỳ mang thai, căng thẳng, áp lực, thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh, chưa có kiến thức và ý thức chăm sóc da…
V.5.2/ Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá:
Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam năm 2018, có gần 16 triệu người bị mụn trứng cá, trong đó chiếm hơn 80% là những người trong độ tuổi từ 11 – 30, con số này nhỏ dần ở độ tuổi ngoài 30.
Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc khắc phục tình trạng mụn ở lứa tuổi này vì đa phần những người trẻ có lối sống, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ăn uống các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và chưa thật sự để ý tới làn da. Cùng với đó, phụ huynh theo quan điểm “còn nhỏ mụn dậy thì lớn lên sẽ hết, ko được dung bất cứ mỹ phẩm gì cả’’,…..
a/ Nguyên nhân bên ngoài
- Mỹ phẩm không đạt chuẩn (tác hại của kim loại nặng, chì, thủy ngân, các thành phần độc hại khác như corticoid làm giảm sức đề kháng của da, tăng tỉ lệ mọc mụn, còn có thể làm tắc lỗ chân lông.)
- Chịu tác động quá mức của tia tử ngoại khiến giác hóa lỗ chân lông. Thông thường sừng ở miệng nang lông thường được xếp thành hàng ngay ngắn, theo quá trình bài tiết của da được không ngừng thay mới, vì vậy không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu giác hóa miệng nang lông dị thường, sừng ở miệng nang lông sẽ phân bố dày đặc hơn, không dễ tác rời, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nên mụn. Đồng thời tác động từ tia UV tác động khiến da bỏng, rát, tiết dầu nhiều hơn gây nguy cơ hình thành mụn.
- Thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm cay nóng hoặc chứa chất kích thích
- Ảnh hưởng từ thói quen: ép, cậy, nặn mụn không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. và tay thường xuyên chạm, tiếp xúc với da mặt
- Ảnh hưởng từ môi trường sống ô nhiễm: khói, bụi, nguồn nước bẩn, độc hại, vật dụng cá nhân không vệ sinh sạch sẽ
- Ảnh hưởng từ thời tiết: sự thay đổi thời tiết khiến quá trình bài tiết dầu của da mất quy luật, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
b/ Nguyên nhân bên trong:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Tuổi dậy thì, mang thai, bệnh lý, men gan cao …
- Tác động từ thuốc (thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể)
- Tác động từ tâm lý: cơ thể quá mệt mỏi, ngủ không đủ giấc, áp lực nặng nề
- Cơ thể có sức đề kháng yếu, thải độc da không thực hiện tốt
- Mất ngủ sẽ làm suy thoái chức năng thận, hỏa thịnh âm suy, “lửa” lên đến vùng mặt, gây ra chứng viêm nhiễm,. Trước ngực và sau lưng khí độc tích tụ ở phổi, độc nóng dâng lên đến vùng mặt gây ra viêm nhiễm.
Dù là nguyên nhân từ bên ngoài hay bên trong, nguyên nhân thực chất là các vấn đề ở nang lông. Nang lông khép kín, thông qua tác động bên ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hình thành viêm nhiễm, từ đó hình thành mụn.