CẨM NĂNG KIẾN THỨC DA CHUYÊN SÂU

PHẦN V.5/ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA MỤN

V.5.4 Phân loại mụn:

Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá. Do đó, thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính, đó là: mụn không viêm và mụn viêm.

a/ Mụn không viêm:

Là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ, dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn mà mụn không viêm được phân ra thành các loại mụn như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.

  • Mụn đầu trắng (whiteheads) là tổn thương nhẹ trên bề mặt da, cócùng màu da hoặc màu trắng kích thước nhỏ dao động khoảng 1-3 mm,thường thấy rõ hơn khi kéo căng da, mụn được bao bọc bởi lớp da,không hở, nên còn gọi là nhân đóng (closed comedones).
  • Mụn đầu đen (blackheads) là mụn có bề mặt da hở , gọi là dạng mụnnhân mở (open comedones), khi các nhân mụn bít tắc được mở ra,không còn được che phủ bởi lớp da bên trên thì các chất chứa trong nhân bị oxy hóa bởi các yếu tố môi trường bên ngoài tạo nên các chấmmụn đen trên mặt.
  • Mụn ẩn dưới da (microcomedones) là loại mụn rất khó nhìn thấy nhânmụn và đầu mụn, thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dướida.Không tự nặn mụn cho đến khi nhân đầu trắng chuyển sang màu đen,điều này có thể tránh được việc làm tổn thương da và giảm nguy cơ đểlại sẹo, thâm.

b/ Mụn viêm:

Là mụn ở mức độ nặng, tổn thương gờ trên bề mặt da, gây đau nhức. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm mà mụn viêm được chia ra thành các dạng mụn như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc.

  • Mụn sẩn (papules): đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen hoặcmụn đầu trắng bị viêm tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng trên da, hơisưng và không thấy đầu mụn. Khi chạm vào có cảm giác đau, nếu bạnnặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đếnsẹo.
  • Mụn mủ (pustules): là một bước phát triển mới của mụn sẩn, là những chấm màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm tổn thương mụn, xung quanh là viền viêm đỏ, bên trong chứa mủ do quá trình viêm tạo thành.
  • Mụn bọc (nodules), mụn nang (cysts): đây là những tổn thương gờ lớn nhô lên khỏi mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Chúng có thể cứng chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch, chất bã hay mủ. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu, như những “khối u”, Đây được xem là loại mụn nặng và nguy hiểm, nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.

Có nhiều hình thái tổn thương hoặc những dạng hiếm gặp hơn như mụn giấy nhám (sandpaper comedones), mụn nhân ngầm (submarine comedones), mụn nhân khổng lồ (macrocomedones), mụn trứng cá do clo (chloracne),…

V.5.5/ Bảng đánh giá mức độ mụn:

Tuy nhiên ở một số trường hợp, có bệnh nhân chỉ bị mụn đầu đen nhưng số lượng nhiều và dày đặc khắp mặt thì cũng được tính là mụn nặng.

Tương tự, một số trường hợp chỉ có vài nốt mụn bọc có thể được coi là mụn nhẹ hoặc trung bình.

V.5.6/ Mụn nào cần lấy nhân:

  1. Mụn tấy sưng (mụn viêm ko đầu, ko nhân) —> ko nặn
  2. Mụn đầu trắng nằm trong lỗ chân lông kín, mụn đầu đen nằm trong lỗ chân lông mở —> dùng kim chích nhẹ đầu lấy nhân
  3. Mụn mủ trắng và mủ vàng —> lấy sạch hút hết máu thâm
  4. Mụn nang chứa mủ và bọc nang lớn —> dùng kim 1cc chích nặn sạch máu mủ, hạn chế dùng dao mổ vì dễ để lại sẹo rỗ
  5. Mụn nhân vàng —> nặn
  6. Mụn đốm đen —> nặn bằng tay, có thể xông hơi nhiều lần vì đầu khép kín, nặn lên bã dây nên bắt buộc phải nặn sạch.
.
.
.
.